Kỹ thuật trồng cam sành Miền Tây (P.1)

Kỹ thuật trồng cam sành Miền Tây

Thị trường Cam Sành hiện nay đang có vị thế cao vì Chất lượng và Thương hiệu. Rất nhiều “Nhà nông” đã làm giàu từ những Vựa Cam sành này. Bài viết dưới đây sẽ Chia sẽ chi tiết nhất về Kỹ thuật mới nhất để Quý bà con trồng được Vườn cam sành Miền Tây đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

1) Giới thiệu cây cam sành Miền Tây

Cam sành trái dạng tròn dẹp, vỏ màu xanh đậm, cơm vàng sậm nhiêu nước, vị ngọt thanh, trọng lượng trung bình 275g/ trái. Giá bán trên thị trường những năm gần đây khoảng 35.000 đ/kg.

Cây cam sành Miền Tây ghép ra trái sau 1,5 năm trồng. Chu kỳ khai thác lên đến 15 năm. Cùng với kỹ thuật xử lý ra quả trái vụ, cây cam sành đã giúp không ít hộ gia đình nâng cao thu nhập, làm giàu nhanh chóng

   

2) Cách chọn giống cam sành

Cây giống cam sành có 2 loại, loại chiết cành và loại ghép. Loại chết cành cây sẽ mau ra trái nhưng tuổi thọ kém, bộ rễ yếu. Cây ghép khỏe mạnh hơn, tuổi thọ lâu, bộ rễ phát triển khỏe mạnh hơn. Cần chọn những cây giống cam sành chuẩn giống, sạch bệnh, khỏe mạnh tại những vườn ươm cây giống uy tín.

Đường kính thân cây cách vị trí ghép 3cm lớn hơn 0,5cm, chiều cao trên 30cm đối với cây ghép, với cây chiết đường kính thân lớn hơn 0,8-1cm. Cành lá khỏe mạnh, xanh tốt, không có dấu hiệu nhiễm sâu bệnh

3) Thời vụ và mật độ trồng cam sành

Mật độ trồng: Tùy theo vị trí khu đất trồng, chất lượng đất, khí hậu, thời tiết… có thể trồng 4 x 5m, 4 x 4m hoặc 3 x 4m

Yêu cầu của đất và khí hậu trồng cam sành

Cam sành có thể trồng trên nhiều loại đất, nhiều kiểu khí hậu khác nhau, từ vùng trũng đến cao nguyên, trung du. Đất thịt pha, tầng canh tác 0,5 – 1m, pH của đất từ 5.0 – 6.5, lượng mưa 1000 – 2000mm/ năm phân bổ đều trong năm

Nếu trồng ở vùng trũng cần đắp mô, đào mương. Trồng ở vùng cao phải đào hố đánh bồn. Tiện cho việc tưới nước và giữ ẩm vào mùa khô

4) Kỹ thuật trồng cam sành

   

– Chuẩn bị hố trồng trước 1 tháng, hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm, bón mỗi hố 30 – 40kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1 – 0,2 kg kali + 0,5 – 1kg vôi bột. Nên trộn thêm cách thuốc chống mối như Furadan, Basudin. Trộn đều các thành phần chung với đất rồi lấp hố, tưới đẫm nước

– Khi trồng dùng cuốc đào một lỗ lớn hơn bầu một chút ở giữa hố, đặt bầu cây vào, dùng chân nén nhẹ đất xung quanh gốc, cắm cọc để cố định cây, tránh gió lay động rễ, cây dễ chết. Nếu trồng mùa khô, sau khi trồng cần phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm.

– Sau khi trồng tưới nước ngay, sau đó 3-5 ngày tiếp tục tưới nước, giữ ẩm cho cây trong thời gian 1 tháng đầu tiên để cây mau chóng đâm rễ mới

– Cây còn nhỏ chưa giao tán có thể trồng xen các loại cây đậu đỗ để hạn chế cỏ dại và tăng thêm đạm hữu cơ cho đất

5) Kỹ thuật chăm sóc cam sành Miền Tây

   

– Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô, lúc trái đang lớn và lúc trái sắp chín

– Làm cỏ: Để hạn chế cỏ dại, nên phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, rác mùn, cây phân xanh… xới phá váng sau những cơn mưa lớn. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

– Cắt tỉa cành tạo tán: Sau khi trồng theo dõi cắt bỏ các cành vượt, chồi mọc ra từ gốc ghép. Khoảng 1-2 tháng khi cây đã bắt đầu bắt rễ đâm chồi, tiến hành hãm ngọn ở chiều ca 70cm.

– Giữ lại 7-10 chồi khỏe mạnh, phân bổ đều kiểu ngôi sao quanh gốc, tránh hiện tượng che khuất ánh sáng lẫn nhau. Ở giai đoạn cây trưởng thành, thường xuyên cắt bỏ các cành già cỗi, sâu bệnh, cành bị gẫy đổ.

– Trồng cây chắn gió: Việc trồng cây chắn gió giúp giảm sự bốc hơi nước, hạn chế gãy cành, rụng quả do co xát. Hàng cây chắn gió cần trồng vuông góc với hướng gió chính trong năm, trồng cách hàng cam sành ít nhất 5m để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng. Những loại cây chắn gió phù hợp là keo tai tượng, keo lá tràm, keo dậu, muồng đen,…

Còn tiếp…